“Cô dạy môn Hóa. Buổi học đầu tiên, cô gọi tên từng học sinh trong lớp yêu cầu đứng dậy để nhận diện.
Đến tên tôi, thay vì cô hỏi vài câu như các bạn thì cô nhìn tôi rồi chế giễu: “Tên đẹp như vậy mà người thì ngược lại, trông cứ như Thị Nở”.
Các bạn trong lớp cười rộ lên, còn tôi thì sững người. Tôi “chết tên” Thị Nở luôn từ đấy.
![]() |
Thông tư 32/2020 của Bộ GD-ĐT có hiệu lực từ 1/11 đã bỏ quy định xử lý kỷ luật học sinh bằng hình thức phê bình trước lớp, trước trường. |
Càng bị cô chú ý, tôi càng dúm lại, càng sợ môn Hóa, càng học kém… Học kém nhưng vì sợ giáp mặt cô nên không dám đi học thêm – rồi có vẻ càng bị cô chú ý. Tới năm lớp 12, cô không làm chủ nhiệm lớp tôi nữa, tôi mới bớt áp lực”.
Với những gì đã từng trải qua, chị Hồng nói chị hiểu cảm giác của một nữ sinh lớp 10 khi bị "nhắc khéo" chuyện mặc áo mỏng trước lớp hay bị bêu tên trước toàn trường.
Khi 'đòn tâm lý' mạnh hơn roi vọt
Nhà báo Trần Thu Hà cho biết, khi mới đọc tít “Nữ sinh lớp 10 ở An Giang tự tử vì uất ức với nhà trường”, chị thấy có vẻ giáo viên kém nghiệp vụ sư phạm, thiếu tinh tế khi phạt học sinh, còn vụ việc chỉ là rủi ro nghề nghiệp.
Nhưng, đọc thêm những dòng trạng thái và những bình luận có khả năng là của cô giáo chủ nhiệm sau khi học sinh của mình tự tử, ngất trong nhà vệ sinh, chị Hà nói "cảm thấy thấy ớn lạnh luôn”.
Như câu chuyện của em Y., theo chị Hà, cách em bị giáo viên và nhà trường kỷ luật chính là sử dụng đòn tâm lý.
“Có lẽ nhiều bạn trong này cũng đã từng nếm những ngón đòn tâm lý thời học trò rồi.
Đánh đập chẳng là gì so với đòn tâm lý. Hơn nữa, đánh vào tâm lý lại kín đáo, chả vi phạm quy định gì cả, không văng tục chửi bậy,... cũng không có bầm tím chảy máu, không có tổn thương để đi xác nhận thương tật, cũng không thể quay phim chụp hình được nhé..." - chị Hà chia sẻ cảm nghĩ.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Du (TP.HCM) cũng khẳng định việc bêu tên học sinh dưới cờ như trường hợp của em Y. là hình thức nhục mạ học sinh, vi phạm quyền trẻ em, chà đạp nhân phẩm người khác.
Cũng theo ông Phú, nếu những phát ngôn trên mạng xã hội đúng là của cô giáo chủ nhiệm thì cô giáo này đã vi phạm đạo đức rất nặng khi mà học trò đang điều trị tại bệnh viện, lại có những lời lẽ bóng gió, vô cảm.
“Cô giáo không xứng đáng làm giáo viên. Làm nghề giáo mà như cô này ảnh hưởng rất lớn đến các thế hệ học trò” - ông Phú nhấn mạnh.
Nhiều năm làm việc trong ngành, thầy Phạm Đông Phương, Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP.HCM), nhận định rằng ở độ tuổi lớp 10,11, học sinh rất “khó bảo”.
“Ở độ tuổi này, hầu như các em đều rất ngang bướng. Khi dạy dỗ, thầy cô không phải lúc nào cũng ngon ngọt, có khi cũng la mắng nhưng học sinh sẽ không căm ghét mình khi chúng thấy đây là sự la rầy của người cha, người mẹ. Thầy cô cũng không được dùng lời lẽ không phù hợp trong nhà trường”.
Thầy Phương cũng không lạ gì những chiêu thức một số giáo viên sử dụng để ép học sinh đi học thêm.
“Có những giáo viên tìm cách ép học sinh học thêm theo kiểu cố tình cho đề khó, giảng học sinh không hiểu bài… để các em phải “tự giác” đi học thêm. Những giáo viên kiểu này thường bị đồng nghiệp và học sinh coi thường”.
Thế nhưng, cũng có giáo viên đàng hoàng thì bị hiểu lầm. Nhiều phụ huynh lắm tiền, bênh con nên khi học sinh bị giáo viên la rầy thì họ cũng căm ghét và nhận xét giáo viên theo chủ quan của mình. Với những trường hợp này, giáo viên phải đủ tỉnh táo để xử lý, tránh hiểu lầm.
Về trường hợp cụ thể của em Y, theo thầy Phương, dù thế nào thì cũng có lỗi của giáo viên, nhà trường.
“Học sinh phản kháng khi các em không tin, không nể phục cách dạy của mình. Với từng sự việc cụ thể, phải mời các em ra ngoài lớp nói chuyện riêng, gợi cho các em nói thật. Dù ngang bướng đến đâu, khi thấy mình yêu thương thật lòng, học sinh sẽ bộc bạch ra hết suy nghĩ”.
![]() |
Ảnh minh họa: Thanh Tùng |
Còn ông Nguyễn Văn Khả, Giám đốc Trung tâm giáo dục phổ thông (Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM), cho rằng với thực trạng hiện nay, nhà trường không thể áp dụng các hình thức kỷ luật cứng nhắc như hàng chục năm qua nữa.
“Khi học sinh vi phạm quy định, nhà trường phải phối hợp với phụ huynh tìm hiểu về tâm lý, hoàn cảnh gia đình, tuyệt đối không nêu tên trước cờ” – ông Khả nói.
Áp lực của giáo viên
Nói về kỷ luật học đường và ứng xử với học sinh nói chung, không ít thầy cô cho rằng yêu thương, với một số học sinh, vẫn không thể giải quyết được vấn đề.
Một cô giáo dạy Vật lý có hơn 10 năm trong nghề ở Lạng Sơn chia sẻ, không ít học sinh cãi lại, mắng chửi hay thậm chí là đánh giáo viên.
"Trong khi đó, những hình thức kỷ luật học sinh mà ngành giáo dục cho phép giáo viên được làm như phê bình, khiển trách... thì nói thật, học sinh hư không coi ra gì đâu. Khuyên giải không được, mà phạt nặng thì sợ bị đưa lên mạng. Vậy chúng tôi phải làm như thế nào nếu không “ngậm đắng nuốt cay”, mặc kệ học sinh?” - cô giáo này nói.
Còn cô Mai Hương (giáo viên dạy Sử ở Hà Nội) thì chia sẻ “Áp lực của giáo viên về chuyện kỷ luật học sinh thực sự đang hiện hữu. Với học sinh, đặc biệt là ở lứa tuổi “dở dở ương ương”, thì một lời nói của giáo viên cũng có thể bị các em suy diễn theo chiều hướng khác. Bên cạnh đó, không ít phụ huynh luôn sẵn sàng “tung hê” mọi hình ảnh, đoạn tin nhắn lên mạng nếu như con họ có vấn đề gì".
Vì vậy, ngoài chuyên môn, cô Hương cho rằng "Giáo viên ngày nay càng phải học cách tiết chế cảm xúc. Học sinh hư, nếu liệu chừng không nói được thì dù hành xử như vậy là tiêu cực, nhưng giáo viên đành mắt nhắm mắt mở cho qua, để khỏi “gây hại” cho chính bản thân mình”.
Ngân Anh – Lê Huyền
Liên quan đến vụ nữ sinh nghi tự tử, Bộ GD-ĐT yêu cầu Sở GD-ĐT An Giang và Trường THPT Vĩnh Xương giải quyết sự việc một cách thấu đáo, đúng pháp luật và tổ chức động viên để học sinh trở lại học tập bình thường.
" alt=""/>Vụ nữ sinh An Giang nghi tự tử: Khi 'đòn tâm lý' đáng sợ hơn roi vọtTrong câu chuyện phiếm, M. bảo nếu sau này giàu sẽ không quên tôi. Cô ấy hứa sẽ tặng tôi một sợi dây chuyền tuyệt đẹp vào ngày cưới của tôi.
Quá cảm động, tôi cũng hứa sẽ tặng cho bạn thân một chiếc nhẫn vàng được thiết kế thật đặc biệt.
Tốt nghiệp, M. nhanh chóng có được việc làm ở một tập đoàn lớn, còn tôi bắt đầu ở một công ty tư nhân. Dù công việc bận rộn, chúng tôi vẫn thường hẹn nhau đi cà phê, ăn uống vào dịp cuối tuần.
M. ngày càng xinh đẹp, mặc quần áo sang trọng, đeo túi hàng hiệu. Tôi thấy mà mừng cho bạn.
Chỉ nửa năm sau ngày tốt nghiệp, M. thăng tiến trong công việc và trong mối quan hệ yêu đương với giám đốc nhân sự của tập đoàn. Ba tháng sau đó, M. đi lấy chồng. Hẳn nhiên, chồng của M. chính là anh chàng giám đốc nhân sự đẹp trai, giàu có.
M. nói cô có thai nên phải làm đám cưới gấp. Tuy nhiên, với gia thế nhà chồng, lễ cưới không thể qua loa.
Nghe tin bạn thân cưới, tôi rất lo lắng. Mức lương thời điểm đó của tôi quả thật khó mà mua được một chiếc nhẫn vàng với thiết kế riêng.
Để giữ đúng lời hứa, tôi vay tiền của mẹ đặt nhẫn tặng bạn. Một chiếc nhẫn vàng đính viên đá màu xanh nước biển – màu M. thích nhất.
Ngày cưới của M., tôi xin nghỉ làm tận 3 ngày để về quê giúp bạn. Tôi chở M. đi trang điểm, lấy hoa, váy cưới...
Trong lễ vu quy của bạn thân, tôi lấy chiếc nhẫn đã chuẩn bị sẵn đeo lên tay và chúc phúc cho bạn.
M. xúc động, cảm ơn tôi đã luôn bên cạnh. Cô ấy nói ngày cưới của tôi cũng sẽ tặng đúng món quà đã hứa năm xưa.
Thấm thoát 3 năm trôi qua, tôi cũng chuẩn bị kết hôn với anh chàng cùng quê. Tôi báo tin vui cho M. và không quên nhắn trước thời gian diễn ra lễ cưới để bạn thân sắp xếp công việc.
M. tỏ ra vui vẻ và hứa sẽ đến dù công việc rất nhiều.
Trước ngày cưới, tôi về quê mà không có bạn thân bên cạnh. M. bận tiếp đối tác nước ngoài. Cô ấy không thể về sớm để cùng tôi chuẩn bị mọi thứ.
Tôi thông cảm và hy vọng ngày vu quy của mình sẽ có bạn để chia vui.
Thế nhưng, cả ngày hôm đó, tôi không thấy bóng dáng của bạn thân. Tôi gọi điện nhưng không ai bắt máy. Tôi lo bạn gặp chuyện không may trên đường về quê dự cưới của mình. Vừa đãi khách, tôi vừa dùng điện thoại lên mạng xã hội để xem hoạt động của bạn thân.
Đập vào mắt tôi, bức ảnh M. đang vi vu ở Hàn Quốc cùng chồng. Một cảm giác ê chề dâng lên trong lòng tôi. Quá bẽ bàng cho một tình bạn chân thành.
Tôi thả tim vào bức ảnh của bạn thân, rồi tắt điện thoại, dành hết tâm trí cho lễ cưới.
Tối đó, khi mở điện thoại, tôi nhận được tin nhắn: “Chúc mày hạnh phúc nha!”. Đó là tin nhắn của M., không một lời xin lỗi, không có một lý do chính đáng, chỉ một câu chúc sáo rỗng.
Một tin nhắn thiếu chân thành đã chấm hết cho tình bạn hơn 10 năm. Và, tôi chưa bao giờ cảm thấy tiếc…
Độc giả P.T
Mời độc giả chia sẻ những kỉ niệm về chuyện mừng cưới theo mẫu bình luận phía cuối bài hoặc địa chỉ email: [email protected]. |
Trường THPT Trưng Vương là ngôi trường có lịch sử đặt biệt. Năm 1917, trường được thành lập tại Hà Nội với tên gọi trường Nữ Sư phạm. Sau đó, trường được đổi tên là trường Nữ Trung Học (College de Jeunes filles) tọa lạc tại phía nam Hồ Hoàn Kiếm trên con đường Đồng Khánh.
Năm 1948, trường được đổi tên là Nữ Trung Học Trưng Vương.
Năm 1954, Hiệp định Geneve chia đôi đất nước, một bộ phận Ban Giám hiệu và học sinh Trưng Vương rời Hà Nội vào miền Nam. Trong khi chưa có cơ sở học chính thức, Trường Trưng Vương tạm tổ chức các hoạt động dạy và học tại Trường Gia Long (nay là Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai). Mỗi trường tổ chức hoạt động dạy và học vào một buổi khác nhau.
Năm 1957, Trường nữ Trung Học Trưng Vương chính thức về tại số 3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Năm 1958, Trường có đầy đủ các cấp lớp học từ Đệ Thất đến Đệ Nhất. Nữ sinh Trưng Vương nổi tiếng với nét duyên dáng, thanh lịch, luôn đạt giải cao trong các hội thi về văn chương, nữ công gia chánh toàn quốc. Nơi đây cũng là một trong những cơ sở đấu tranh cách mạng của phong trào học sinh - sinh viên đô thị.
Năm 1975, Sài Gòn được giải phóng, trường tiếp tục hoạt động và là Trường Nữ Trung Học thêm ba năm.
Năm 1979, Trường Trưng Vương chính thức trở thành trường cấp III, là Trường Trung học Phổ thông Trưng Vương ngày nay.
Năm 2021, trường có trong danh sách những công trình đủ tiêu chuẩn xếp hạng di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn TP.HCM.
VietNamNet sẽ tiếp tục giới thiệu tới độc giả đề kiểm tra giữa học kỳ II, đề thi cuối năm, cuối cấp từ lớp 6-12 toàn quốc.